Năng lượng tái tạo qua góc nhìn thiếu nhi - Văn nghệ Thiếu nhi - Cung Thiếu nhi Đà Nẵng
Cung Thiếu nhi Đà Nẵng – ngôi nhà của tuổi thơ Thành phố. Nơi đây gần 30 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành đã đạt dược nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cung Thiếu nhi Đà Nẵng nơi đã dang rộng vòng tay chăm sóc, vun trồng biết bao bạn nhỏ, đã đào tạo được những tài năng về thẩm mỹ nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ và các lãnh vực khác. ...
  • Biểu diễn các nhạc cụ

  • Các em thăm bảo tàng Quân Khu V

  • Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan với thiếu nhi Đà Nẵng

  • Hội thi Vẽ tranh - Thiếu Nhi Đà Nẵng hưởng ứng văn hóa - văn minh đô thị

  • Dã Ngoại

  • Kỹ năng sống

  • Lễ trao giải văn nghệ Xuân 2015

  • Vui chơi, giải trí tại Helio

  • Hội thi vẽ tranh

  • Hội thi múa Lân

  • Liên hoan văn nghệ Xuân

  • Ngàn hoa dâng Đảng quang vinh

  • Lớp Nhật

  • Liên hoan chia tay

  • Rèn luyện kỹ năng sống

  • Thăm chiến sĩ Hải quân

  • Trại hè

  • Văn nghệ thiếu nhi

  • Thăm di tích lịch sử Cố Đô Huế

  • Vẽ tranh em yêu biển đảo quê hương

  • Đêm hội trăng rằm

  • Hoạt động rèn luyện thể thao được thường xuyên tổ chức

  • Giao lưu văn hóa Việt - Nga tại NTNĐN

Tin tức hoạt động
Năng lượng tái tạo qua góc nhìn thiếu nhi
Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế về môi trường năm 2015 (lần thứ 24, tính từ năm 1991) được tổ chức hằng năm do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Quỹ Nhật Bản cho hòa bình toàn cầu và Môi trường (FGPE) tổ chức đã nhận được hơn 3 triệu tác phẩm của trẻ em ở hơn 100 quốc gia.

Panchachon Phommueang ,14 tuổi, Thái Lan, châu Á.
Panchachon Phommueang ,14 tuổi, Thái Lan, châu Á.

Mục đích của cuộc thi là để truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới nhìn thấy các vấn đề môi trường, nâng cao nhận thức về môi trường và sử dụng năng lượng tái tạo để có thể khai thác  các phúc lợi của con người trên hành tinh này.

Chủ đề cuộc thi lần này mang tên “We have the power !” (Tạm dịch: Chúng tôi có năng lực !). Mỗi văn phòng UNEP ở các khu vực (châu Phi, châu Á-Thái Bình Dương, Tây Á, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê) chọn người đoạt giải trong khu vực. Quá trình tuyển chọn bao gồm một ban giám khảo lựa chọn của các nghệ sĩ đồ họa và các chuyên gia về năng lượng và môi trường.

Hơn 2.200 bức tranh của  trẻ em trong độ tuổi từ 9 và 14, từ 8 quốc gia châu Phi tham dự cuộc thi, và Hussein Malla, cậu bé 9 tuổi từ Kenya được chọn giải nhất khu vực.

Tác phẩm  mô tả một cầu vồng tươi sáng của các nguồn năng lượng tái tạo trải dài trên một thế giới màu xám vì ô nhiễm bởi nền công nghệ kém hiệu quả. Một chiếc đồng hồ cát ở giữa tượng trưng cho thời gian đang trôi nhanh để sớm chuyển đổi màu sắc ảm đạm đó sang năng lượng xanh.

Tranh của Hussein Malla,9 tuổi, Kenya, châu Phi.
Tranh của Hussein Malla,9 tuổi, Kenya, châu Phi.

Trong năm 2014, theo truyền thông, châu Phi có hơn 620 triệu người không được tiếp cận điện và gần 730 triệu phải nấu ăn, sinh hoạt phải lệ thuộc các phương tiện thô sơ, không hiệu quả và nguy hiểm. Tranh của Hussein mô tả sự tiếp cận năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hiệu quả, giá cả phải chăng, có thể dẫn đến một tương lai bền vững, với nhiều lợi ích để phát triển kinh tế và xã hội, sức khỏe con người, môi trường và khí hậu.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có 60.345 tác phẩm dự thi từ 16 quốc gia, giải nhất được trao cho bức tranh của Panchachon Phommueang, 14 tuổi, Thái Lan.

Tranh của Evdokia Bogacheva, 12 tuổi, Ukraine, giải nhất khu vực châu Âu.
Tranh của Evdokia Bogacheva, 12 tuổi, Ukraine, giải nhất khu vực châu Âu.

Ở khu vực châu Âu, bức tranh của Evdokia Bogacheva, 12 tuổi,  từ Ukraine gây sự chú ý của báo giới đã giành giải nhất dựa vào sự độc đáo với ấn tượng tổng thể của nó, chủ đề đậm nét, rõ ràng về sự bền vững của năng lượng. 

Các nguồn năng lượng tái tạo sinh thái như thủy điện, địa nhiệt, gió, năng lượng mặt trời, khí hydro và đại dương đều được thể hiện trong bức tranh. Evdokia, người đã nghiên cứu tại một trường nghệ thuật từ năm 7 tuổi, nói rằng em lấy cảm hứng rất nhiều bởi các cuộc xung đột quân sự tại quê nhà ở Ukraine. 

Người dân ở một số khu vực  khó khăn với nguồn cung cấp điện, sưởi ấm và cung cấp nước. Đau khổ thay, người ta không sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho mục đích hòa bình. Từ Internet, sách và truyền hình, em đã học được rằng năng lượng điện có thể được tạo ra bởi gió, nước, trái đất có thể sản xuất nhiệt, và các mạch nước phun và núi lửa có thể phục vụ như là nguồn năng lượng. 

“Khi tôi bắt đầu vẽ bức tranh này, tôi không thể dừng lại vì tôi muốn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của tôi qua vẻ đẹp của những yếu tố này. Tôi đã cố gắng để hiển thị trong bức tranh của tôi các loại năng lượng mà có thể đưa ra một sự trong sạch mới cho nhân loại và để động vật hoang dã sống trong một môi trường sạch sẽ. Mỗi ngày tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ môi trường…”, Evdokia nói.

Jan Dusik, Giám đốc Văn phòng khu vực của UNEP châu Âu rất ấn tượng về bức tranh của Evdokia: “Bức tranh đoạt giải không chỉ nói về việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau mà còn đang lan truyền một năng lượng tích cực, vì vậy rất cần thiết để giải quyết các thách thức môi trường hiện nay để bảo đảm một tương lai bền vững cho người dân trên toàn thế giới”.

Cũng tương tự các giải nhất ở các khu vực khác, là người chiến thắng trong khu vực châu Âu, Evdokia sẽ nhận được một giải thưởng  1.000 USD. Các tác phẩm đạt giải này sẽ cạnh tranh với các bức tranh khác từ khắp nơi trên thế giới cho  giải thưởng toàn cầu vào cuối năm nay.

HOÀNG ĐẶNG

Cung Thiếu nhi Đà Nẵng đã tham gia các hoạt động, các cuộc thi, các cuộc Liên hoan do Hội Đồng Đội Trung ương tổ chức như Liên hoan các Nhà Thiếu nhi toàn quốc, Liên hoan ca múa nhạc “Búp sen hồng”,...
Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, thế nên các bậc cha mẹ hãy giúp bé vẽ lên đó những hình ảnh đẹp nhất. Thế giới quan của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà trẻ được nuôi dưỡng và phát triển. Những giá trị thẩm mĩ, nét đẹp trẻ tiếp nhận thời gian này sẽ như một chất liệu xây dựng nên nét tính cách trẻ trong tương lai.
Quảng cáo