Cung Thiếu nhi Thành phố Đà Nẵng
Cung Thiếu nhi Đà Nẵng – ngôi nhà của tuổi thơ Thành phố. Nơi đây gần 30 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành đã đạt dược nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cung Thiếu nhi Đà Nẵng nơi đã dang rộng vòng tay chăm sóc, vun trồng biết bao bạn nhỏ, đã đào tạo được những tài năng về thẩm mỹ nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ và các lãnh vực khác. ...
  • Biểu diễn các nhạc cụ

  • Các em thăm bảo tàng Quân Khu V

  • Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan với thiếu nhi Đà Nẵng

  • Hội thi Vẽ tranh - Thiếu Nhi Đà Nẵng hưởng ứng văn hóa - văn minh đô thị

  • Dã Ngoại

  • Kỹ năng sống

  • Lễ trao giải văn nghệ Xuân 2015

  • Vui chơi, giải trí tại Helio

  • Hội thi vẽ tranh

  • Hội thi múa Lân

  • Liên hoan văn nghệ Xuân

  • Ngàn hoa dâng Đảng quang vinh

  • Lớp Nhật

  • Liên hoan chia tay

  • Rèn luyện kỹ năng sống

  • Thăm chiến sĩ Hải quân

  • Trại hè

  • Văn nghệ thiếu nhi

  • Thăm di tích lịch sử Cố Đô Huế

  • Vẽ tranh em yêu biển đảo quê hương

  • Đêm hội trăng rằm

  • Hoạt động rèn luyện thể thao được thường xuyên tổ chức

  • Giao lưu văn hóa Việt - Nga tại NTNĐN

Câu lạc bộ - Đội, Nhóm
Biển
Tôi đang đứng trước biển. Tất cả đối với tôi bây giờ thật to lớn. Cả bầu trời xanh thăm thẳm, cả đại dương mênh mông, một bờ cát trải dài xa tít tắp và những con sóng xô vào bờ tung những bọt nước trắng xoá. Tất cả đều mang vị mặn, mặn của cá, của muối, của biển và những giọt mồ hôi của người ngư dân.

Ngày còn bé, tôi không thích biển. Tôi không thích mỗi lần nước biển vào mắt, vào mũi tôi là tất cả cay xè khiến tôi khó chịu. Tôi không thích những lần biển động gầm gừ, gào thét. Không thích những đợt sóng lớn cuốn trôi tất cả những tàu thuyền trên biển. Biển lúc đó thật đáng sợ. Như gã khổng lồ dang tay siêt chặt tất cả mọi thứ trên biển rồi vò nát sau đó dìm xuống dưới đáy sâu thẳm của đại dương. Tôi ghét phải nhìn thấy những người mẹ, người vợ gào thét trên bờ khi người chồng, người con của mình không bao giờ trở về sau trận bão. Tôi ghét phải nhìn cảnh những người bạn cùng trang lứa hay những cô cậu bé chỉ mới lên ba, lên năm đầu đội khăn tang trắng đứng trước bàn thờ cha anh mình. Những đôi mắt ngây thơ, những bàn tay nhỏ xinh của các em rồi đây ai sẽ dìu dắt trên bước đường đầy chông gai phía trước? Đó là những ngày tang tóc của người dân làng chài quê tôi. Những hình ảnh đó xoáy sâu vào trong tâm trí tôi, để tuổi thơ tôi chưa một lần có ý nghĩ mình thích biển. Tôi lớn lên luôn né tránh những ngày hè cùng bạn bè rong ruổi trên bãi cát vàng ánh mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho quê tôi.
 

 


Rồi một ngày, tôi nghe một người bạn nước ngoài bảo :”Biển nơi đây thật đẹp!”. Tôi thấy kì lạ và xen lẫn trong đó là niềm tự hào. Điều gì đã khiến người bạn cách xa nửa vòng trái đất phải thốt lên lời trầm trồ như vậy? Đã không biết bao nhiêu lần tôi tự hỏi mình. Và điều đó thôi thúc tôi ra biển tìm điều đặc biệt khiến người bạn tôi cất lời khen ngợi .

Tôi nằm đây, trên bờ cát mịn này và tưởng tượng ra những hình thù kì dị của những đám mây trên trời. Đó là những nàng tiên, là con ngựa có sừng của thần thoại, là những cô cậu bé với cái miệng cười thật xinh. Những nàng tiên đó có bao giờ xuống trần để quên lại đây tấm lụa mượt mà trải suốt bờ biển xinh tươi nơi đây. Tấm lụa được dệt bởi thứ vải gì mà đẹp thế hỡi các nàng tiên? Tấm lụa vàng mịn màng ánh lên dưới nắng, thỉnh thoảng lại theo gió theo sóng đi chơi rồi quên đường về chốn cũ. Và những đứa trẻ với nụ cười rạng rỡ trên mặt cũng không chỉ chơi đùa với gió trên bầu trời xa tít tắp kia mà chúng đang chơi đùa nơi đây, trên bãi cát này.

Nụ cười của những đứa bé vang vọng mãi, trong trẻo và cao vút như quyện vào bài hát của biền. Cái nóng nực của mùa hè như vơi đi nhường chỗ cho những cơn gió biển làm dịu mát tâm hồn tôi. Và có lẽ cũng từ lúc đó biển gieo vào lòng tôi những cảm giác nhẹ nhàng và thanh thản. Tôi năng ra biển hơn, những lúc vui vẻ bực dọc hay buồn bã. Biển có điều kì diệu! Mỗi lần ra biển là cơn bực tức của tôi lại lắng xuống.

Tôi không hét thật to như trong phim, cũng không ghi những nỗi buồn đó lên cát như trong cuốn truyện tôi thường đọc mà chỉ ngồi yên lặng ngắm biển. Ngắm những ngư dân vác từ thuyền xuống những con cá tươi ngon, ngắm bãi cát ườn mình tắm nắng, ngắm những đợt sóng xô vào bờ rồi rủ nhau trốn biệt ra xa, ngắm mọi người lặn ngụp, cười nói. Cuộc sống thật bình yên biết bao. Quên đi những trận bão của thiên nhiên cũng như của cuộc đời mỗi con người, trước biển, ai cũng thanh thản và vui vẻ. Mọi người quên đi sự xô bồ của cuộc sống, những mệt nhọc của công việc, thả hồn vào trời mây, sóng nước. Có lẽ đây là cách tận hưởng cuộc sống riêng của những người dân quê tôi.

Trời chiều dần buông. Mặt trời bây giờ chỉ còn là một vùng đỏ sau rặng núi. Biển nhẹ nhàng đưa sóng vào bờ. Một ngày dần kết thúc trong sự yên bình trên biển. Một ngày trôi qua để một ngày khác bắt đầu. Biển vẫn mãi là nguồn sống, là món quà và cũng là người bạn thân thiết của mỗi người. Biên để lại trong tôi sự bình yên và cả bản nhạc cuộc sống. Bản nhạc có tiếng gió vi vu, tiếng sóng rì rầm, tiếng cười nói cuả mọi người, …Bản nhạc sẽ mãi ngân vang, vi vút, bản nhạc như lời hát về cuộc sống và con người nơi đây.


Huỳnh Thị Hồng Hạnh
CLB PVN NTN ĐN

Cung Thiếu nhi Đà Nẵng đã tham gia các hoạt động, các cuộc thi, các cuộc Liên hoan do Hội Đồng Đội Trung ương tổ chức như Liên hoan các Nhà Thiếu nhi toàn quốc, Liên hoan ca múa nhạc “Búp sen hồng”,...
Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, thế nên các bậc cha mẹ hãy giúp bé vẽ lên đó những hình ảnh đẹp nhất. Thế giới quan của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà trẻ được nuôi dưỡng và phát triển. Những giá trị thẩm mĩ, nét đẹp trẻ tiếp nhận thời gian này sẽ như một chất liệu xây dựng nên nét tính cách trẻ trong tương lai.
Quảng cáo