Anh tôi - Văn nghệ Thiếu nhi - Cung Thiếu nhi Đà Nẵng
Cung Thiếu nhi Đà Nẵng – ngôi nhà của tuổi thơ Thành phố. Nơi đây gần 30 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành đã đạt dược nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cung Thiếu nhi Đà Nẵng nơi đã dang rộng vòng tay chăm sóc, vun trồng biết bao bạn nhỏ, đã đào tạo được những tài năng về thẩm mỹ nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ và các lãnh vực khác. ...
  • Biểu diễn các nhạc cụ

  • Các em thăm bảo tàng Quân Khu V

  • Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan với thiếu nhi Đà Nẵng

  • Hội thi Vẽ tranh - Thiếu Nhi Đà Nẵng hưởng ứng văn hóa - văn minh đô thị

  • Dã Ngoại

  • Kỹ năng sống

  • Lễ trao giải văn nghệ Xuân 2015

  • Vui chơi, giải trí tại Helio

  • Hội thi vẽ tranh

  • Hội thi múa Lân

  • Liên hoan văn nghệ Xuân

  • Ngàn hoa dâng Đảng quang vinh

  • Lớp Nhật

  • Liên hoan chia tay

  • Rèn luyện kỹ năng sống

  • Thăm chiến sĩ Hải quân

  • Trại hè

  • Văn nghệ thiếu nhi

  • Thăm di tích lịch sử Cố Đô Huế

  • Vẽ tranh em yêu biển đảo quê hương

  • Đêm hội trăng rằm

  • Hoạt động rèn luyện thể thao được thường xuyên tổ chức

  • Giao lưu văn hóa Việt - Nga tại NTNĐN

Tin tức hoạt động
Anh tôi
Anh tôi, một chàng trai mười bảy tuổi khỏe khoắn, vui vẻ yêu khoa học và ham thích phát minh. Người có cái đầu thông minh luôn nghĩ ra những điều quái lạ khiến cả nhà đã nhiều phen hú vía. Từ bé anh đã phát minh ra những thứ “chẳng giống ai” nào là chiếc cặp đa năng có thể đựng cả hàng trăm quyển vở nhưng lại to phồng và nặng hơn tảng đá, nào là cái bóng đèn “Hoàng Quang” có thể thắp suốt 5 năm trời, mà cũng chỉ vì phát minh ấy mà mấy cái bóng đèn nhà tôi đều bị anh tháo ra nghiên cứu cho “công trình vĩ đại” của mình với lời đảm bảo như “đinh đóng gỗ mục” rằng sẽ lắp ráp lại hoàn hảo hơn và... bóng đèn nhà tôi cũng nhờ thế mà được thay mới hoàn toàn để “bảo toàn tính mạng” cho cả gia đình.

Có lần anh phát minh ra chiếc mũ gắn cánh quạt có thể giúp người đội bay như chim. Thế là những chiếc quạt máy “tội nghiệp” bị anh đem thí nghiệm gia đình tôi nhờ thế mà cũng tiết kiệm được cả khối điện năng. Quả  đúng là chiếc mũ... giúp người  ta bay như chim thật nhưng lại là chim... gãy cánh, chim bay tới đâu thì đồ vật trong phòng cứ thế  mà vỡ loảng xoảng... Vân vân và  vân vân, kể ra thì ôi thôi nhiều không xiết, cứ cách  vài ba ngày là anh lại đem khoe những phát minh  “quái  dị và đầy  khiếp đảm”  của  mình.  Mặc dù những phát minh ấy, khi không thiếu chỗ này thì cũng  lỗi kỹ thuật  chỗ kia, thế nhưng anh vẫn chẳng bao giờ chịu hoàn thiện chúng  trước khi đem, khoe”. Thật không may cho bố mẹ và tôi, anh lại thuộc “tuýp” người không chịu bỏ cuộc  bao  giờ thế nên anh cứ tiếp  tục  lao vào phát minh  và cả nhà tôi  vẫn  phải bị “hành  hạ” dài dài. Lần mới đây nhất   là hôm anh tôi đem ra cặp song phát  minh: “bong bóng xì bùm”  và “ủng  đi trên nước”. Thật khủng khiếp, theo lời anh tôi kể thì khi bong bóng  xì bùm rơi xuống đất sẽ nổ lốp bốp nghe rất vui tai và còn  tỏa ra ánh sáng nhiều  màu trông rất đẹp  mắt nữa. Quá quen thuộc với những trò phát  minh của anh, bố mẹ và tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần “thép”. Quả bóng thứ nhất rơi xuống, không  có  gì  lạ xảy ra, quả thứ hai nằm im lìm cạnh quả thứ nhất anh tôi đập mạnh quả thứ ba văng xuống động vào hai quả bóng kia.  Và... thật không thể nào tưởng tượng nổi, một tiếng “bùm” khủng khiếp vang  lên, “xèo, xèo”, làn khói  trắng mù tỏa ra từ cả  ba quả bong bóng  xộc vào mũi tràn xuống miệng chúng tôi, chua lòm, cay xè.  Bố tôi hốt hoảng  mở đến bốn chiếc  quạt máy với vận tốc cực lớn mà phải đến  một tiếng  đồng hồ sau, khói mới tan  hết. Tiếp theo, anh tôi vẫn chưa chịu tha cho gia đình, anh  nhất quyết bắt bố mẹ  và tôi xem cho kì được phát minh  thứ hai độc đáo hơn!!! Và, thật xui  rủi cho tôi khi phải là người thực hiện “Thí nghiệm 2”- của anh. Mang đôi ủng đi trên nước với tư thế sẵn sàng bơi, tôi hít một  hơi thật sâu, can đảm bước trên mặt hồ trước  con mắt lo âu đầy “thán phục” của bố mẹ. Một bước,  hai bước, ba bốn bước, năm sáu  bước,  trời vẫn... đang đứng trên mặt nước.  Bố mẹ và tôi đưa mắt nhìn  cái khuôn mặt đang vênh lên, đầy tự hào kiêu hãnh của anh. Không thể tin được, anh tôi mà thành công ư? Chẳng để tôi đợi lâu,  khi  tôi  bước tiếp bước thứ bảy thì, điều  gì đến  sẽ phải đến  tôi chìm   dần  xuống  nước,  vội vã bơi vào bờ chạy  đến  cố an ủi anh, rằng đã thành  công được một phần tư. Anh tôi cười,  không chút  buồn phiền, vội  vã  lao vào phòng  tiếp tục phát minh.

Nhưng... thật rủi ro bất hạnh. Chiều ấy khi anh trai tôi đang đạp xe đi mua vài vật liệu để hoàn thành phát minh mới nhất của mình  thì chiếc  xe máy oan nghiệt ấy đã đâm vào anh tôi. Sau một cuộc phẫu thuật, anh tôi đã qua cơn nguy hiểm nhưng bác sĩ bảo anh không thể đi lại được nữa. Điều đó thật khủng khiếp, đối với một chàng trai trẻ, đầy sức sống và yêu đời như anh tôi. Sự thật phũ phàng đã khiến anh suy sụp hoàn toàn. Ba tháng trời nằm viện, anh không nói không cười  và cũng không muốn biết một điều gì cả. Mẹ tôi khóc  rất nhiều, bố thường  trầm  ngâm đốt thuốc, còn tôi - một đứa em gái đau khổ và bất lực trước  tình cảnh  hiện giờ của anh. Tôi muốn làm một điều gì đó để anh lấy lại nụ cười  vui vẻ như  trước. Lặng lẽ vào phòng  anh nhìn những phát minh còn dang dở, một ý  nghĩ  chợt lóe lên trong đầu tôi.

Sáng hôm  sau, vào thăm anh, tôi đem theo một  túi to cồng kềnh, nặng  trịch.  Anh tôi nằm  trên giường bệnh,  người hốc hác xanh xao, đôi mắt thẫn thờ vô cảm.  Khi trông thấy tôi lôi ra những phát minh quen  thuộc anh đưa mắt nhìn trong thoáng  chốc rồi lại quay đi. Tôi khẽ hỏi:
- Anh còn  nhớ những  phát minh  này không?
Anh  lặng thinh không nói  gì. Tôi nghẹn ngào:
- Sao anh không trả lời?  Sao anh không nói gì?  Đây chính là thành quả của những ước mơ và niềm say mê khoa học của anh kia mà? Anh đã  rất  tự hào   về chúng mặc dù chúng đã không hoàn hảo như mong muốn nhưng anh bảo sẽ cải thiện  và phát  minh nhiều hơn nữa. Bây  giờ, vấp phải khó  khăn mà  anh nỡ  từ bỏ  ước mơ của mình hay sao? Lý tưởng “sống vì khoa học”  của anh để đâu rồi? Châm ngôn thất  bại là mẹ thành  công, một lần thất bại bằng...  bốn lần thành công” anh đã quên rồi sao? Anh  có blết bố mẹ lo lắng và đau khổ  vì anh nhiều lắm không? Xin anh hãy  trở lại là anh, là một  con người  lạc quan vui  vẻ như trước kia đi.
- Với  đôi chân què này sao? Anh tôi bật hỏi bằng cái giọng khô khốc. Tôi đưa mắt nhìn  anh sững sờ, đau khổ:
- Thế chẳng lẽ anh chỉ biết chạy trốn hay sao? Nếu vậy thì cứ ở đó trong cái mai rùa của mình. Em thật thất vọng về anh đấy!
Tôi khóc  tức tưởi, chạy thật mau ra khỏi phòng, nghe lồng ngực trống không, tim đau nhói. Một tuần sau đó tôi không đến thăm anh. Nhớ  và thương anh nhiều. Thứ hai, anh nhắn tôi vào thăm, hơi bối rối và lo lắng, tôi đến thăm anh. Anh vẫn nằm trên giường bệnh,  thật tiều tụy và mệt mỏi, gọi tôi  đến  gần  thầm  thì:
- Anh  có cái này tặng em. Bàn tay anh run run lấy  ra một  đôi găng tay da màu nâu nhạt:
- Đây là  “đôi găng tay nóng lạnh”, đeo nó vào, nhúng  tay vào nước  lạnh nó sẽ co lại và làm  cho tay ấm hơn, còn nếu để tay vào nước  nóng nó sẽ dãn ra và khiến cho ta có cảm giác mát hơn. Em đeo thử nhé.
Hơi  bất ngờ,  tôi đeo thử  đôi găng tay theo lời  anh tôi cho tay vào nước  lạnh,  ngược  lại  hoàn toàn  với điều anh tôi kể, đôi găng tay dãn rộng ra hết  cỡ và nếu nhúng tay vào nước nóng thì hẳn tôi đã biết trước kết quả. Tôi đùa:
- Lúc  nào,  anh cũng  xứng đáng để nhận  được  giải thưởng Nobel cho những phát minh không hoàn hảo cả.
Anh bật cười. Nụ cười đầu tiên trong suốt ba tháng trời trên khuôn mặt héo hon nhưng đôi mắt long lanh ánh lên một niềm hi vọng và tin tưởng.  Chắc rằng, bắt đầu từ bây giờ, anh trai tôi lại tiếp tục say mê với nhứng phát minh  “vĩ đại” của mình.

Ngày mai,  anh tôi 18 tuổi.

Võ Lê Thục Nhàn

Cung Thiếu nhi Đà Nẵng đã tham gia các hoạt động, các cuộc thi, các cuộc Liên hoan do Hội Đồng Đội Trung ương tổ chức như Liên hoan các Nhà Thiếu nhi toàn quốc, Liên hoan ca múa nhạc “Búp sen hồng”,...
Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, thế nên các bậc cha mẹ hãy giúp bé vẽ lên đó những hình ảnh đẹp nhất. Thế giới quan của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà trẻ được nuôi dưỡng và phát triển. Những giá trị thẩm mĩ, nét đẹp trẻ tiếp nhận thời gian này sẽ như một chất liệu xây dựng nên nét tính cách trẻ trong tương lai.
Quảng cáo