Triền sông thơ ấu - Văn nghệ Thiếu nhi - Cung Thiếu nhi Thành phố Đà Nẵng
Cung Thiếu nhi Đà Nẵng – ngôi nhà của tuổi thơ Thành phố. Nơi đây gần 30 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành đã đạt dược nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cung Thiếu nhi Đà Nẵng nơi đã dang rộng vòng tay chăm sóc, vun trồng biết bao bạn nhỏ, đã đào tạo được những tài năng về thẩm mỹ nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ và các lãnh vực khác. ...
  • Biểu diễn các nhạc cụ

  • Các em thăm bảo tàng Quân Khu V

  • Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan với thiếu nhi Đà Nẵng

  • Hội thi Vẽ tranh - Thiếu Nhi Đà Nẵng hưởng ứng văn hóa - văn minh đô thị

  • Dã Ngoại

  • Kỹ năng sống

  • Lễ trao giải văn nghệ Xuân 2015

  • Vui chơi, giải trí tại Helio

  • Hội thi vẽ tranh

  • Hội thi múa Lân

  • Liên hoan văn nghệ Xuân

  • Ngàn hoa dâng Đảng quang vinh

  • Lớp Nhật

  • Liên hoan chia tay

  • Rèn luyện kỹ năng sống

  • Thăm chiến sĩ Hải quân

  • Trại hè

  • Văn nghệ thiếu nhi

  • Thăm di tích lịch sử Cố Đô Huế

  • Vẽ tranh em yêu biển đảo quê hương

  • Đêm hội trăng rằm

  • Hoạt động rèn luyện thể thao được thường xuyên tổ chức

  • Giao lưu văn hóa Việt - Nga tại NTNĐN

Tin tức hoạt động
Triền sông thơ ấu
Hai mươi năm rồi, Hanh mới có dịp trở về với con sông Trầu thân thương ngày thơ ấu. Những lúc như thế này, được thảnh thơi đi dạo dọc triền con sông quê hương khi chiều đã tắt nắng, Hanh mới thực sự cảm thấy mình đang sống, đang được hít thở, tận hưởng không khí và hương vị cuộc sống. Cái ồn ào, xô bồ, bụi bặm của phố phường đã bị ngọn gió đồng quê trong lành, mát rượi, thanh khiết đánh bạt đi.

Ngọn gió triền sông đưa Hanh trở lại thời thơ ấu.
Mẹ vẫn thường mắng  yêu
Hanh:
- Người ta hanh thì thông. Còn mầy, chỉ thấy Hanh  thì thêm hao thôi.
Mẹ nói chữ đấy. Mà quả thật, từ khi Hanh lên mười, mẹ nhờ đâu không thấy, chỉ thấy toàn hao tốn thêm. Quần áo, sách  vở, có chắt bóp mấy mỗi năm cũng phải một lần sắm vào năm học mới. Mà mỗi lần sắm, ghè lúa vơi đi quá nửa sau tiếng thở dài âm thầm của mẹ,å đàn gà nhép năm bảy con rơi vào cảnh ly biệt thảm thiết, con lợn nhỡ trong chuồng mấy đêm liền cứ thảng thốt kêu lên eng éc trong cơn mơ ngủ vì chợt nhớ tiếng chân thình thịch và cái liếc xéo đầy sự coi  thường của bác Bảy Đóp. Lòng tự trọng của chú heo bị tổn thương nghiêm trọng sau mỗi cái trề nhún của bác.
Lòng  tự trọng của Hanh cũng tổn thương quá sau mỗi lần mắng yêu của mẹ.
Hanh đang ngồi buồn thiu hóng nắng trước sân thì ông Sáu đi ngang, gọi:
- Ê nhỏ, làm gì mà ngồi thiền đó mầy?
- Dạ...
Hanh ngắc ngứ chẳng biết trả lời sao cho thuận thì ông Sáu đã tiếp:
- Không có việc chi làm thì đi cắm câu với tao đi.
Hanh mừng rơn:
- Thiệt hông, ông Sáu?
- Cái thằng, có chi mà không thiệt. Đi với tao, kiếm vài con cá tràu mẹ mày nấu chua cho mà ăn. Tuyệt cú mèo.
Rồi ông nghêu ngao hát: Chiều nay em đi câu cá. Về cho má nấu canh chua...
Ông Sáu vốn vui tính. Nhà cách nhà Hanh một hàng rào chè tàu. Hồi nào ông ở vậy, chẳng thấy vợ con anh em gì, một thân một mình trong cái chái tranh mục nát tơi tả mà lúc nào cũng thấy ông vui như tết, hát hò luôn miệng.
Được đi cắm câu với  ông thì còn gì bằng.
Nhưng mà Hanh tiu nghỉu:
- Con chẳng có cái cần  câu nào đâu.
Ông khoát tay:
- Khỏi lo, nhỏ. Tao cho mày mượn, muốn mấy có mấy. Sao, có đi với tao không?
Không đợi ông giục thêm lần nữa, Hanh vội khép  cửa, quơ lấy cái nón lá rồi cứ chân không lúc thúc vừa đi vừa chạy theo ông Sáu ra ngoài phía đồng Nuộc có con sông Trầu chảy quanh.
Tối hôm ấy,  Hanh cứ nằm chong chong đợi sáng, không tài nào ngủ được.
Gà gáy lần thứ nhất, Hanh đã lồm cồm bò dậy, khẽ khàng mở cửa  rồi lẻn nhanh sang nhà ông Sáu, gọi khẽ:
- Ông Sáu! Ông Sáu!
Tiếng húng hắng ho, rồi tiếng ông Sáu làu bàu:
- Gì đó mầy, nhỏ? Còn sớm hoánh mà!
- Gà gáy rồi ông ơi!
- Mới gáy đầu mà. Thôi, về ngủ đi, chừng  gà ra chuồng hẵng đi.
Chưa dứt câu, đã lại nghe tiếng ông Sáu ngáy khò khò ngon lành. Chán quá, Hanh ngồi phịch trước ngõ ông đợi. Gà gáy lần hai, vẫn không nghe ông Sáu động tĩnh gì. Chờ thêm một lát, nóng ruột, Hanh quyết định ra đồng Nuộc dỡ câu một mình. Đang háo hức, cậu quên bẵng nỗi sợ ma cố hữu của mình.
Nhưng sự háo hức của Hanh nhanh chóng nguội đi như mèo gặp mưa. Cần đầu tiên trống không. Một ít rơm rác dính  vào lưỡi câu bùng nhùng. Cần thứ hai, thứ ba... cũng nhẹ tênh. Có chỗ, chú rốc non làm mồi còn leo tuốt lên mấy cọng dứa dại, ngọ nguậy ngoe càng trêu ngươi. Họa có con cá ngố nào leo  lên nổi mấy cành dứa dại mới mắc câu của Hanh.
Hanh ngồi  thừ ngao ngán nhìn mớ cần câu sũng nước.
Tiếng ông Sáu vang lên làm
Hanh giật thót người:
- Sao mà ngồi chù ù đó mầy? Dỡ hết  câu chưa? Trúng chứ?
Hanh nói như mếu:
- Chẳng được con  nào hết ông Sáu ơi.

Ông Sáu ngạc nhiên:
- Sao kỳ vậy? Hôm nay được nước lắm mà. Thôi, mầy ngồi chờ đó, để tao đi một vòng xem sao.
Nhìn vẻ thất vọng của  Hanh, ông Sáu lắc đầu, bỏ đi về phía bờ sông.
Một lúc sau, có tiếng ông Sáu kêu to, đầy phấn khởi:
- Hanh ơi Hanh! Lại  đây mà xem nè!
Hanh đâm bổ về chỗ ông Sáu gọi. Trời đất. Một cần câu đang oằn đầu nhấp nhô sát mặt nước, tiếng cá quẫy oàm  oạp  dữ dội, nước sủi bọt bắn tung tóe xới tung một đám cỏ lác.
Ông  Sáu làu bàu:
- Dỡ câu lên đi. Cẩn  thận không nó vuột  mất. Quái, cái thằng, làm sao lại bỏ sót đúng cần câu trúng con cá bự chảng   thế này. Phải bằng  bắp chân là ít.
Hanh nhào  ngay xuống  chỗ con cá đang vùng vẫy mà trong bụng chẳng  hiểu nổi tại làm sao lại có thể như vậy được.  Làm sao mà lúc nãy, Hanh có thể bỏ sót chỗ này được, con cá mắc câu đang vùng vẫy ầm ĩ  thế kia? Thật chẳng thể hiểu nổi.
Ông Sáu chẳng được con nào, mà trông ông hớn hở còn hơn cả Hanh nữa. Ông nhấc nhấc con cá, nắc nỏm khen Hanh:
- Giỏi. Thằng này thế mà ngon ta. Mới bữa đầu mà được con tràu này  là hên hết chỗ chê đó, nhỏ.
Hanh cười tít mắt, nghĩ  đến  vẻ ngạc nhiên vui mừng của mẹ lúc mình mang cá về.
Trưa, Hanh khệ nệ bưng tô canh cá nóng hôi hổi với nguyên khúc  giữa nở căng và bộ lòng cá thơm phức mẹ mới nấu sang cẩn ông Sáu. Ông đang nhắm rượu với chuối xanh,  cười khà khà:
- Để  đó cho ông. Chà, ngon dữ ta. Sao nhỏ, chiều  nay đi nữa chứ?
Hanh hăm hở:
-Đi chứ, ông  Sáu. Ông cho con mượn ba chục cần nữa nghen.
- Chuyện nhỏ, mày.
Mới đó mà hai mươi năm đã trôi qua.
Trong bữa cơm trưa, mẹ bảo:
- Chiều con qua thăm ông Sáu một  chút  nhé. Tội nghiệp, lúc này già cả rồi, ổng đau ốm suốt.
Hanh buông đũa nhìn mẹ:
- Vậy hả mẹ. Lâu nay lu bu công việc, con chẳng gặp được ông Sáu nữa, thật tệ quá.
- Ông Sáu nhắc con hoài đó. Hanh cười:
- Con còn nhớ bữa đi câu đầu tiên với ông. May mà bữa đó được con cá ngon lành, chứ không  thì con cũng  bỏ câu luôn,  chẳng dám tin mình  làm được việc gì nữa.
Mẹ cũng  cười mà  giọng  bùi ngùi:
- Ừ,  cũng may cho con thật. Mà  này, con có biết  vì sao mà hôm đó con được con cá đó không?
- Thì con câu được chứ sao hả mẹ.
- Con câu được? Có mà đợi đến  lúc con mọc râu ra. Bữa đó, thấy con thất vọng quá, ông Sáu nhường cho con con cá duy  nhất đó đó. Ổng lẳng lặng mang cả cần cả cá của mình cắm vào chỗ cần câu con đã dỡ rồi mới kêu con lại để con tin rằng mình  đã cắm được cá...
Ông Sáu thật là... Vậy mà bao nhiêu năm nay, mình cứ tưởng, mình đã thực sự là thằng Hanh thông rồi, từ lúc bắt được con cá tuyệt vời buổi đi cắm câu đầu tiên trong đời ấy.

Dòng sông Trầu vẫn mải miết chảy.
 

Nguyễn Kim Huy

Cung Thiếu nhi Đà Nẵng đã tham gia các hoạt động, các cuộc thi, các cuộc Liên hoan do Hội Đồng Đội Trung ương tổ chức như Liên hoan các Nhà Thiếu nhi toàn quốc, Liên hoan ca múa nhạc “Búp sen hồng”,...
Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, thế nên các bậc cha mẹ hãy giúp bé vẽ lên đó những hình ảnh đẹp nhất. Thế giới quan của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà trẻ được nuôi dưỡng và phát triển. Những giá trị thẩm mĩ, nét đẹp trẻ tiếp nhận thời gian này sẽ như một chất liệu xây dựng nên nét tính cách trẻ trong tương lai.
Quảng cáo